Search

Dcorp Blog

Nghệ thuật kinh doanh Nhà hàng với chiến lược 7P của Burger King

Burger King được biết đến như là một trong những thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng nhất trên thế giới. Để có được thành công hiện tại phải kể đến chiến lược marketing hỗn hợp 7Ps bài bản và tất nhiên không thể không kể đến công sức của người lãnh đạo.

Burger King được thành lập vào năm 1953 tại Mỹ với sản phẩm chủ đạo của Burger King là bánh Hamburger. Burger King được biết đến như là một trong những thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng nhất trên thế giới với 40.000 nhân viên, doanh thu lên đến 190 triệu đô vào năm 2008, chiếm lĩnh được đến 28,4% trong thị trường thức ăn nhanh trên toàn thế giới.

Vậy chiến lược 7P mà Burger áp dụng là gì?

1. Product: Cá nhân hoá sản phẩm

Sở dĩ Burger King có khả năng cạnh tranh đáng gờm là vì thương hiệu này cho cá nhân hóa từng đơn đặt hàng.

Tuỳ theo khẩu vị mà mỗi khách hàng có thể gọi món với nhiều sự lựa chọn khác nhau như khoai tây chiên, vòng hành tây, phô mát, thịt xông khói,sốt cà chua, sốt mayonnaise, cà chua, dưa chuột và hành.

burger king

2. Price: Cạnh tranh về giá

Đặt cao mục đích  thay thế Mc Donalds trong thị trường đồ uống giá rẻ chỉ với 1$, một số chi nhánh của hãng này đã tuyên bố giảm giá, chấp nhận việc sụt giảm lợi nhuận.

3. Place: Kênh phân phối

Burger King mở rộng chuỗi bán hàng cũng như có nguồn thu chính mỗi năm chủ yếu nhờ vào hình thức nhượng quyền thương mại.

Hãng nhân rộng mô hình kinh doanh của mình thông qua hình thức nhượng quyền thương mại mà theo đó, bên nhận quyền sẽ bỏ tiền ra để nhận được toàn bộ “phần khung” của Burger King gồm trang thiết bị, bảng chỉ dẫn, bàn ghế, đồ trang trí và công thức chế biến.

4. Promotion: Quảng bá

Burger King khá sáng tạo trong những chiến dịch quảng cáo. Đầu tiên phải kể đến chương trình Tìm kiếm Tài năng Burger King được tổ chức với sự tham gia của rất nhiều khách hàng thân thiết.

Người chơi chỉ cần thể hiện những tài năng của mình qua video là có thể đạt được giải thưởng mua bất kỳ món ăn nào trong thực đơn của Burger King chỉ với 1 đô la.

burger king

Burger King còn liên kết với những trang mạng chuyên về những điểm đến du lịch để đặt trạm bán hàng tự động kèm theo khẩu hiệu “Hãy di chuyển đến nơi tiếp theo thật nhanh chóng” để nói đến việc Burger King phục vụ nhanh chóng chứ không làm mất bất kỳ phút giây nào của khách hàng.

Đồng thời, hãng còn bán loại burger có nhân thịt gà nhưng chế biến sao cho giống thịt bò kèm theo khẩu hiệu  “Đánh lừa vị giác của bạn” khiến khách hàng vô cùng thích thú.

Cuối cùng là chủ đề “Hãy sở hữu nó theo cách của bạn” đã đến gần hơn với người tiêu dùng một cách nhanh chóng, giúp Burger King đẩy nhanh tiến độ xuất đơn hàng của mình.

Cụ thể, sau khi khách hàng chọn món xong, họ di chuyển xuống bên dưới dọc theo quầy và nhân viên sẽ trao đồ uống trước trong khi khách hàng vẫn cần chút thời gian để chờ lấy đồ ăn của mình.

5. Process: Cung ứng dịch vụ

Nhắm vào tâm lý “những người có tiền rất thích thể hiện đẳng cấp của mình thông qua việc sử dụng những sản phẩm đắt tiền”, Burger King đã tăng giá bán tất cả hạng mục trong menu, đặc biệt là khoai tây chiên kiểu Pháp và nước giải khát để đánh vào đúng đối tượng khách hàng có tiền, đồng thời nâng cao giá trị thương hiệu thành một hãng đồ ăn nhanh “sang chảnh”.

6. Physical Evidence: Cơ sở hạ tầng

Burger King đang tiến hành đẩy mạnh việc thay đổi hình ảnh mới thông qua việc thiết kế lại nội thất bên trong. Những nhà hàng mới sẽ có hạ tầng hiện đại, được thiết kế giống như một chiếc hộp bằng vật liệu xây dựng đô thị công nghiệp bao gồm cả kim loại gấp nếp.

Bắt kịp xu thế, trang bk.com ra đời, trở thành nơi cung cấp những thông tin, lịch sử phát triển của Công ty với một video chuyên nghiệp đồng thời là những thông cáo báo chí và thông tin về chứng khoán.

7. People: Lấy yếu tố con người làm cốt lõi

Để có được sự thành công như hôm nay không thể không kể đến công lao của  John W.Chisley – Giám đốc Điều hành cũng như Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Burger King.

burger king

Mặc dù xuất thân từ Wall Street, chuyên phân tích tài chính, tính toán các con số và chưa từng tham gia lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, quản lý nhà hàng, nhưng Daniel Schwartz đã làm thay đổi cục diện kinh doanh của “ông già” Burger King.

Việc đầu tiên anh làm chính là thay đổi lại cơ cấu nhà hàng. Thay vì sở hữu chuỗi nhà hàng khổng lồ, anh đã cắt giảm chi phí và bán nhượng quyền nhiều chi nhánh của Burger.

Burger King chính là minh chứng của nghệ thuật kinh doanh nhà hàng với những ý tưởng mới lạ, phá vỡ những bức tường cũ kỹ, lỗi thời  để xây dựng nên cả một đế chế đồ ăn nhanh thành công tầm cỡ quốc t, không chỉ bởi chiến lược marketing mà còn cả cách thức vận hành và quản lý nhà hàng bài bản, chuyên nghiệp.

Hãy xem Burger King vận hành như thế nào với Giải pháp quản lý nhà hàng TẠI ĐÂY

Share:

Facebook
Twitter
LinkedIn
  • ĐĂNG KÝ DEMO

    Trải nghiệm giải pháp quản lý hàng đầu cho ngành F&B
  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.